CARL JUNG – TRƯỜNG PHÁI TRỊ LIỆU TÂM ĐỘNG HỌC

Carl Jung từng là cộng sự cũng như người bạn cùng tư tưởng với Sigmund Freud, tác giả của thuyết phân tâm học (cái tôi, cái nó, cái siêu tôi). – Đương thời, ông cho rằng tâm trí vô thức nằm ở sâu hơn mức độ cá nhân đơn thuần, và nằm ở cốt lõi của các dạng thức hành vi. Và đó cũng là nền móng của khái niệm “Vô thức tập thể”, thứ sau này truyền cảm hứng cho rất nhiều bộ phim và tiểu thuyết viễn tưởng. 

Carl Jung

Một thế giới bên trong tiềm thức?

 Như người đồng nghiệp Sigmund Freud của mình, Jung cho rằng những khổ đau tâm lý nảy sinh khi các phần vô thức và hữu thức của tâm trí bị mất cân bằng. Nhưng cũng theo ông, ký ức cá nhân là một phần của tổng thể rộng lớn hơn gấp nhiều lần.

Jung để ý thấy rằng có những truyền thuyết và biểu tượng giống nhau ở khắp nơi trên thế giới, dù là từ nền văn hóa nào. Ông cho rằng, đó phải là kết quả từ trải nghiệm và ý thức chung của nhân loại, và tất cả mọi người đều có ký ức về nó – thứ mà ông gọi là vô thức tập thể (collective unconscious). Những ký ức nằm ở tầng sâu nhất của tâm trí vô thức này hiện ra theo dạng những cổ mẫu – những biểu tượng dễ nhận diện tức thì, và là thứ định hình nên dạng thức hành vi.

        Minh họa cho “vô thức tập thể”

Thế giới bên ngoài 


Bên cạnh vô thức, cái tôi hữu thức (conscious ego) là hình thành “công chúng” mà một người thể hiện ra trước thế giới. Cổ mẫu của nó là khái niệm mặt nạ (persona), có thể được xác định như một người với những hành vi tốt nhất của mình được thể hiện ra bên ngoài. Những mặt tối hơn của tâm trí được  Carl Jung gọi là cái bóng (shadow). Thứ được thể hiện rõ nhất qua “anima” (tính nữ trong những cá thể nam giới) và animus (tính nam trong cá thể nữ giới), vốn thường xung đột với cái tôi hữu thức và cái bóng. Theo Jung, để tìm ra bản ngã thực sự, mọi tầng trong nhân cách của một người cần phải hoạt động hòa hợp. 

Hướng nội, hướng ngoại.

 Ngược lại, người hướng ngoại có xu hướng tập trung vào thế giới bên ngoài, họ cảm thấy tràn đầy năng lượng khi tương tác với người khác và môi trường xung quanh. Những trải nghiệm thực tế, những mối quan hệ xã hội và hoạt động nhóm là điều mang lại cho họ động lực và niềm vui. Họ thích nghi tốt với sự thay đổi, dễ dàng biểu đạt suy nghĩ và thường tìm kiếm sự công nhận từ bên ngoài.

 Người hướng ngoại thường là những cá nhân sôi nổi, hoạt bát, thích giao tiếp và có khả năng thu hút sự chú ý. Tuy nhiên, họ cũng dễ bị cuốn theo các tác động ngoại cảnh mà bỏ quên đời sống nội tâm của chính mình. Jung cho rằng, nếu không cân bằng giữa bên trong và bên ngoài, người hướng ngoại có thể đánh mất sự kết nối với bản ngã và rơi vào trạng thái phụ thuộc quá mức vào thế giới xung quanh.

Cân bằng giữa hai khuynh hướng

 Mặc dù Jung phân chia hai khuynh hướng rõ ràng, ông cũng nhấn mạnh rằng không ai hoàn toàn hướng nội hay hướng ngoại. Mỗi người đều mang trong mình cả hai khuynh hướng, nhưng ở mức độ khác nhau. Một người có thể thiên về hướng nội nhưng vẫn có những khía cạnh hướng ngoại, hoặc ngược lại. Điều quan trọng là đạt được sự hài hòa giữa hai xu hướng này để có một tâm lý vững vàng và một cuộc sống cân bằng.

Theo Jung, việc hiểu rõ xu hướng tự nhiên của bản thân là bước quan trọng trong quá trình “cá nhân hóa” (individuation) – hành trình tìm ra bản ngã thực sự. Chỉ khi một người có thể hòa hợp giữa đời sống nội tâm và tương tác với thế giới bên ngoài, họ mới có thể phát triển một nhân cách trọn vẹn, không bị mắc kẹt trong những cực đoan của tính cách.

Với nền tảng của vô thức tập thể, cổ mẫu và những tầng lớp nhân cách, Jung đã xây dựng một hệ thống lý thuyết giúp con người hiểu rõ hơn về chính mình và thế giới xung quanh. Sự phân loại hướng nội – hướng ngoại không chỉ là một mô hình tâm lý, mà còn là một phương tiện giúp mỗi người nhận diện và điều chỉnh hành vi để đạt được sự hài hòa trong cuộc sống.



Góc nhìn của các nhà trị liệu

 Trong khi phân tâm đào sâu vào tầng vô thức trên cùng của một người bệnh, các nhà trị liệu theo trường phái của Jung khám phá mọi tầng. Vai trò của họ là giúp người bệnh sử dụng các hình tượng và cổ mẫu để hiệu được và thay đổi hành vi của chính mình. 
 Các nhà trị liệu kiểu Jung sử dụng các kỹ thuật chẳng hạn như:
-Phân tích giấc mơ
-Liên tưởng từ ngữ
Nhằm phục vụ việc hé lộ về các cổ mẫu nội tại đụng độ với các trải nhiệm của thế giới bên ngoài. Quá trình phân tích này cho phép người bệnh hiểu được những tầng nào trong tâm trí họ đang xung đột, và sau đó tạo ra những thay đổi tích cực để khôi phục trạng thái cân bằng của tâm thể. Cũng như phân tâm học của Freud, liệu pháp này là một hành trình lý thú nhằm khám phá mọi ngóc ngách của tâm trí, nhưng có thể mất nhiều năm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *